Danh mục: Nông Nghiệp

Trồng rau tại nhà vừa là thú vui thư giãn tinh thần lại vừa tạo sản phẫm rau sạch cho bữa cơm gia đình. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng khoảng không gian ban công nhà mình để trồng những loại rau dưới đây. Chỉ sau một tháng là đã có “sản phẩm” nếu bạn trong chăm tốt.




Rau diếp cũng là loại rau thích hợp trong . Bạn có thể thu hoạch rau diếp để ăn sống khi chúng đã cao khoảng 4cm. Loại rau này cũng dễ lên và phát triển tốt trong thùng xốp. Lần tới, có thể bạn không phải chạy ra chợ mà vẫn có rau diếp tươi ngon cho các món salad hay món riêu chua của cả nhà.

Rau diếp bạn có thể trồng quanh năm, tốt nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu mô hình trồng rau, nuôi cá tại nhà

Hướng dẫn tự trồng rau diếp sạch tại nhà

Chuẩn bị

Sử dụng khay trồng là khay xốp hoặc khay nhựa với kích thước 40 x60x 12 cm. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Giá thể đất sạch: Là giá thể làm từ mùn sơ dừa hoặc đất sạch được bổ sung phân hữu cơ và các dinh dưỡng khác…đất tơi xốp, giữ ẩm tốt. Đổ giá thể vào khay với độ dày 7-8 cm, san phẳng bề mặt giá thể, tưới ẩm.

Gieo hạt

Hạt ngâm trong nước ấm nhiệt độ 50-52 0C trong 1-2 giờ rồi đem gieo hạt. Sau khi gieo xong, phủ một lớp giá thể mỏng lên bề mặt hạt để giữ ẩm .Tưới giữ ẩm cho cây.

Sau gieo 18-20 ngày khi cây được 4-6 lá tiến hành đánh dặm tỉa định mật độ cho cây sinh trưởng phát triển.

Mật độ trồng: Mật độ trồng cây/ khay: 6 – 8 cây. Lượng hạt gieo trồng 15-20 hạt/ khay. Nếu tỉ lệ nảy mầm của hạt kém có thể gieo dư ra để bù trừ với lượng 20-30 hạt/ khay trồng.

Chăm sóc

– Trong giai đoạn ươm cây chú ý giữ ẩm cho cây phát triển, chú ý đề phòng sâu ăn lá bằng cách quan sát và bắt bằng tay vào và sáng sớm.

– Khi cây có 4-6 lá thật (18-20 ngày sau gieo), cây khỏe mạnh tiến hành tỉa ra trồng. Bỏ cây vào hốc, lấp đất dùng tay ấn nhẹ đất, tưới giữ ẩm 2 lần/ ngày trong tuần đầu tiên để cây bén rễ hồi xanh.

Chú ý khi trồng tỉa không nên trồng sâu quá hoặc nông quá tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Khi cây đã phát triển, ngày tưới 1 lần, trồng trong vụ mưa có thể ít hơn 2-3 ngày tưới 1 lần tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể.

Còn gì thú vị bằng nhìn đẹp mắt mà ăn lại ngon miệng. Những cây rau này sẽ làm bữa ăn của bạn thêm hấp dẫn và mọi người cũng phấn khởi hơn khi thưởng thức những món ăn từ rau được trồng trong nhà.

 





Read Full Article

Cách trồng rau cải rất đơn giản mà chỉ sau 30 ngày là được thu hoạch, tha hồ nấu nhiều món ngon, nhà có thùng xốp hay chậu nhựa thì bắt tay vào trồng ngay thôi.




Rau cải nói chung là loại rau rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình với vô vàn món ăn ngon mà lại tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều vitamin và các khoáng chất.

Rau cải có thể trồng theo vụ đông xuân: gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 12, hoặc vụ hè thu: gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 6. Các loại rau cải thích hợp gieo trồng vụ đông xuân có thể kể đến cải chíp, cải bẹ xanh, cải cúc, cải ngọt, cải xoong, cải canh, cải thảo,…

Cách trồng rau cải rất đơn giản mà lại nhanh được thu hoạch, tha hồ nấu nhiều món ngon, nhà có thùng xốp hay chậu nhựa thì bắt tay vào trồng ngay thôi.

>>> Xem thêm: Thu nhập 200 triệu/tháng từ trồng rau sạch

Kỹ thuật trồng rau cải vụ đông ngắn ngày

1. Chuẩn bị

+ Thùng xốp, chậu nhựa

+ Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ (hỗn hợp vật liệu có chất dinh dưỡng tốt, có thể giữ nước, ẩm, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây) hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.

+ Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.

2. Chuẩn bị đất trồng

Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.

3. Cách trồng rau cải bằng cây con hoặc gieo hạt

+ Trồng rau bằng cây con : mỗi loại rau cải có khoảng cách trồng khác nhau.

+ Gieo hạt: Cải dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp (hoặc ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ, ủ 12 giờ cho hạt nứt nanh trước khi gieo). Sau khi gieo nên phủ 1 lớp giá thể (đất) mỏng lên trên, tưới nhẹ để giữ ẩm và làm chắc gốc khi cây lớn.

4. Chăm sóc

Dưới đây là các bước chăm sóc chi tiết rau cải đối với cả hai cách trồng rau cải bằng cây con và gieo hạt:

– Tưới nước cho cây:

+ Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.

+ Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây.

– Khi cây rau có 2-3 lá thật, nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần. Có thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân trùn vào nước theo tỷ lệ 1kg phân giun cho 3 lít nước, sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho cây.

– Khi cây được 3- 4 lá thật: Tỉa bớt những cây nhỏ để ăn sống và giữ lại các cây mập, sao cho khoảng cách các cây còn 2-3cm, sau đó tiếp tục tỉa thưa dần khi cây lớn hơn. Hoặc có thể nhổ toàn bộ rau trong khay để ăn khi cây còn non (cải gém), chỉ giữ lại những cây to, mập để trồng lại vào khay. Khoảng cách giữa các cây 4-5cm.

– Nếu mật độ gieo dày cần tỉa thưa sớm để tránh hiện tượng thối nhũn gốc (do mật độ & độ ẩm cao) và hiện tượng vống cây (cây cao và yếu do phải cạnh tranh ánh sáng).

– Hàng ngày kiểm tra rau vào buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu thấy có vết sâu cắn hoặc vết phân sâu mới phải tìm bắt sâu ngay. Sâu hại cải thường là sâu xanh có màu giống màu lá (do bướm trắng bay đến đẻ trứng) nên phải nhìn kỹ mặt dưới lá mới phát hiện được sâu.

5. Thu hoạch

Sau trồng 25 – 30 ngày thì rau cho thu hoạch. Nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt để lại gốc cho cây lên mầm tiếp (đối với cải bó xôi).

– Đối với cải củ ngoài thu củ có thể áp dụng cách thu ăn lá non sau trồng khoảng 1 tháng.

Với cách trồng rau cải chi tiết trên, chúc các bạn sẽ có những bữa cơm thật ngon với rau cải sạch tự trồng!





Read Full Article

Cây hồng xiêm ruột đỏ được nhân giống trực tiếp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay cây tại vườn đang ra hoa nên chỉ cần chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng cho ra quả




Giá trị dinh dưỡng của hồng xiêm ruột đỏ

Không chỉ có ngoại hình đẹp và hương vị thơm ngon hồng xiêm ruột đỏ được các nhà khoa học trong nước khám phá có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng Vitamin A trong hồng xiêm ruột đỏ cao hơn 1,5 lần hồng xiêm thường. Hàm lượng các khoáng chất như sắt, magie và hàm lượng đường cùng chất xơ cao khiến đây là loại cây cung cấp năng lượng và dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng rất tốt. Ăn thương xuyên hồng xiêm ruột đỏ có thể giúp khỏe xương, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và còn giúp ngăn ngừa được cả bệnh ung thư.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm xoài sai quả

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ

Cách trồng hồng xiêm ruột đỏ

Đất trồng cây :

Theo kinh nghiệm của những người trồng thành công loại hồng xiêm ruột đỏ thì chúng không quá kém đất. Bạn có thể trồng hồng xiêm trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên hồng xiêm không chịu được úng ngập nên cần loại đất tơi xốp thoát nước tốt giàu dinh dưỡng.

Đất trồng hồng xiêm nên được đào hố và bón lót một số loại phân chuồng hữu cơ và vôi bột khử trùng. Phối trộn đều đất với phân và ủ đất lại sau 1 tháng mới đem trồng cây con giống vào hố sẽ đảm bảo đất sạch mầm bệnh giúp cây phát triển tốt.

Giống hồng xiêm ruột đỏ

Cây hồng xiêm có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Người trồng thường chọn phương pháp chiết cành bởi tuổi thọ cây bền và nhanh cho trái. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm mua cây giống hồng xiêm cao sản ở các cửa hàng bán cây giống.

 

Hiện nay hồng xiêm ruột đỏ hầu hết đều được nhân giống bằng phương pháp ghép cây. Những cây con giống được ghép sẽ mang nguồn gen của cây mẹ nên cho quả to đều và năng suất cao. Cần chọn lựa những loại cây con giống khỏe mạnh cao khoảng 50cm trở lên và không bị sâu bệnh làm cây giống sẽ giúp cây phát triển tốt nhất.

Trồng cây

Trước khi trồng bạn cắt bỏ bầu nilon đi và đặt cây con giống vào chính giữa hố. Đặt cây con giống đứng hướng thẳng và lấp đất lại. Chú ý lèn chặt đất ở phần cổ rễ giúp cố đinh cây con giống. Bạn có thể cắm cọc cho cây trong thời gian đầu để giúp cây không bị ngã đổ. Trồng xong tưới nước giữ ẩm ngay cho đất để cây con quen môi trường nhanh bén rễ.

Chăm sóc định kì hồng xiêm ruột đỏ

Chế độ nước:

Hồng xiêm là giống cây ưa ẩm nên thời gian đầu sau khi trồng bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây. Sau đó căn cứ vào độ ẩm của đất và điều kiện môi trường mà tuần tưới nước cho cây 2-3 lần. Chú ý vào mùa mưa nên thoát nước tốt cho cây để giúp cây khỏe mạnh hơn.

Bón phân cho cây:

Để quả to và đẹp hơn bạn nên bón thêm phân bón cho cây. Phân bón là các loại phân chồng hoai mục. Phân Ure cộng thêm một lượng phân bón lá giúp cành và lá phát triển hơn. Định kì nên làm cỏ xung quanh vườn giúp loại bỏ cỏ dại để cây không nhiễm những loại sâu bệnh.

Cắt tỉa và tạo tán cho hồng xiêm

Hồng xiêm ruột đỏ cho bộ tán khá to và rộng nên việc cắt tỉa là cần thiết để tạo độ thông thoáng cho cây. Hồng xiêm ruột đỏ cũng là loại cây ưa sáng nên việc tỉa tán giúp cây quang hợp tốt hơn đồng thời loại bỏ những cành sâu bệnh còi cọc để trồng.

Thu hoạch hồng xiêm ruột đỏ

Hồng xiêm ruột đỏ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 5-6 tháng. Khi quả to lên và cuống lá nhỏ lại đồng thời phần vỏ ngoài hơi nứt là bạn có thể thu hái được. Khi hái cắt phần cuống chú ý không đẻ phần nhựa dính tay. Bảo quản hồng xiêm ruột đỏ nơi thoáng mát để chất lượng được tươi ngon đồng thời giữ được lâu hơn.





Read Full Article

Húng chanh là 1 trong số những cây gia vị, cây thuốc được nhiều người ưa thích nhất hiện nay bởi cây có những công dụng vô cùng tuyệt vời.




1. Giới thiệu chung về cây húng chanh

Húng chanh có hương vị thơm tương tự như húng láng nhưng có thêm hương vị của lá chanh. Húng chanh chủ yếu dùng ăn sống với các loại rau sống khác, hoặc được hấp với quất mật ong để chữa ho cảm cho trẻ nhỏ.

Húng chanh có rễ mọc từ các mắt đốt của thân, của nhánh. Rễ húng chanh thuộc loại rễ phụ. Thân húng chanh thuộc loại thân gỗ, thường cao từ 30 – 60 cm. Trên thân có nhiều mắt đốt. Là và mầm nhánh phát triển từ những mắt đốt đó.

Lá húng chanh mọc đối xứng, lá hình trứng hoặc bầu dục, gân lá hình mạng lưới lông chim, mép lá có răng cưa. Húng chanh có hoa màu tím đỏ và ít kết quả. Người ta thường trồng húng chanh theo phương pháp sinh sản vô tính. 

>>> Xem thêm: Cách trồng cây gia vị làm cây cảnh trang trí phòng làm việc

Hướng dẫn trồng cây húng chanh trong nhà giúp trị bệnh

2. Cách trồng và chăm sóc cây húng chanh

– Chọn đất và làm đất trồng:

Chọn nơi cao ráo, đất tốt, đất được cuốc sớm, phơi ải, đập nhỏ, lên luống, rạch hàng (hoặc bổ hốc) và được bón lót bằng phân chuồng mục. 

– Kỹ thuật trồng:

a. Thời vụ: Húng chanh có hai thời vụ trồng thích hợp. Vụ xuân: trồng trong tháng 2 tháng 3. Vụ thu: Trồng vào tháng 7 tháng 8. Nếu có điều kiện chăm bón tốt, húng chanh cũng có thể trồng được nhiều thời vụ trong năm. 

b. Cách trồng: Lấy những đoạn thân bánh tẻ, cắt thành từng đoạn dài 10 – 2cm, ở đoạn sát gốc có thể cắt dài 10 – 15cm, hoặc bấng cả gốc đặt vào hố, vào hàng đã rạch sẵn, đặt nghiêng so với mặt đất khoảng 25 – 30 độ. Dùng đất bột đã trộn với phân chuồng mục từ 0,1 – 0,2kg phân đã trộn vun cho một gốc, khỏa đất, lấy tay nhận nhẹ vào gốc, sau đó dùng nước lã tưới nhẹ để cây mau bén, mau ra rễ mới.

– Chăm sóc:

Những ngày đầu sau khi trồng cần tưới nước liên tục, 15 ngày sau khi trồng (khi cây đã ra rễ mới) cần tưới nước phân hoặc nước tiểu pha loãng theo tỷ lệ 1/100 – 1/150. Sau mỗi lứa hái dùng phân chuồng mục bón vào gốc từ 0,5 – 1 kg cho 1 mét vuông. Mùa đông chú ý chống sương muối và bắt sâu cho húng.

Húng chanh có mùi thơm lá chanh, vị cay nhẹ, tinh ấm, dùng lá và ngọn làm gia vị. Húng chanh cho thu hái quanh năm nên chú ý bón phân thường xuyên, nhất là sau mỗi đợt thu hái.





Read Full Article

Theo quan niệm của người Ấn Độ, chỉ với vài trái ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ cả năm, nói lên tầm quan trọng của ổi đối với sức khỏe. Không chỉ ngon mà ổi còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Cây ổi lại khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng loại cây này bạn nhé!




Cây ổi còn có tên gọi phan thạch lựu, tên khoa học: Psidium guajava L thuộc họ Sim – Myrtaceae, nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới.

Ổi thuộc cây ăn quả thân gỗ, chiều cao khoảng 3-7m, sống lâu lên tới 40-60 năm. Thân cây trơn nhẵn, bong ra từng mảng. Hoa ổi màu trắng mọc ở nách lá, tạo thành chùm 2-3 chiếc. Hoa ổi lưỡng tính có 5 cánh gần đều, có lá bắc con dạng vẩy. Quả ổi có nhiều hình dạng: hình trứng, hình cầu, hình quả lê, đường kính khoảng 3-12 cm, ở đầu có sẹo do đài để lại. Thị giữa dày có nhiều màu vàng, đỏ, trắng, hồng.Quả có nhiều hạt, màu vàng nâu.Ổi ra hoa vào tháng 3-4, quả vào tháng 8-9.

>>> Xem thêm: Trồng ổi ruột hồng thơm ngon khỏi lo đầu ra

Kỹ thuật trồng cây ổi sai quả, chất lượng tốt

Ổi hiện nay có nhiều giống: ổi đào, ổi nghệ, ổi mỡ, ổi Bo, ổi xá lỵ,… ngoài ra hiện nay có một số giống ổi không hạt: ổi Phugi, Đài Loan, MT1,MT2…

Cây ổi giống hiện nay được bán rộng rãi trên thị trường chủ yếu xuất xứ nước ngoài, được nhân giống bằng cách chiết cành nên nhanh ra quả, chỉ chăm bón đầy đủ 4-6 tháng là cây đã cho quả đầu tiên. Tuy nhiên loại cây giống này nhanh bị suy yếu nếu để cây có quá nhiều quả, có trường hợp cây chỉ cho một đợt quả rồi suy yếu.

Nếu bạn muốn trồng ổi trong chậu thì nên lựa chọn các giống có sức sinh trưởng mạnh và dễ chăm sóc: ổi lê, ổi nữ hoàng hoặc Đài Loan

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây ổi

Cách trồng cây ổi

Nếu vườn nhà bạn đã trồng ổi, để cây sai quả, bạn nên cải tạo lại vườn:

  • Nếu khoảng cách giữa các cây là 2-2,5m thì nên chặt một cây ở giữa bởi khoảng cách phù hợp là 4-5m. Vào đầu mùa mưa, để lại trên mỗi cây 1 nhánh mọc trực tiếp từ thân chính, các nhánh còn lại cưa bỏ ngọn chỉ để lại đoạn dài khoảng 1m từ thân chính. Sau đó dùng sơn hoặc vôi bôi lên vết cắt để giữ nước và tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Sau đó dùng cuốc đất cách gốc khoảng 0,5m trở ra, lượng đất sâu khoảng 5-7 cm. Bón cho mỗi gốc 10-15 kg phân hữu cơ hoai mục + 300g NPK 20-20-15 rồi đổ lên trên một lớp bùn mỏng. Khi bùn khô nứt thì tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây ra chồi, rễ mới. Khi chồi mới mọc 4-5 cặp lá thì cưa bỏ nốt nhánh cấp 1 để lại ban đầu. Tỉa bỏ những chồi yếu, nhỏ, chỉ giữ lại 4-5 chồi nhánh cấp 1 to khỏe, phân bổ đều xung quanh. Tiếp tục bấm ngọn để lại mỗi chồi 3-5 cặp lá. Khi nách cặp lá trên cùng mọc hai chồi mới, tiếp tục bấm ngọn như trên sau một thời gian cây sẽ có tán mới hình nấm. Trong quá trình chăm sóc thường xuyên cắt tỉa bỏ cành tăm, lá già để vườn ổi thông thoáng, ít sâu bệnh.
  • Mùa khô nên dùng rơm rạ, lá khô, cỏ rác…. ủ xung quanh gốc, tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây giúp cây nhiều quả, quả mau lớn. Đến mùa mưa thì dọn sạch sẽ thông thoáng gốc để không bị sâu bệnh hại cây.

Sau đợt bón phân lúc cưa nhánh, cần xới đất khoảng 1-2 tháng, rồi bón phân định kỳ 20-25 ngày/ lần với lượng 150-200g NPK 20-20-15 kích thích ra rễ, chồi mới, ra hoa, nuôi quả mới.

Bón phân tăng dần theo tuổi cây.

Cách trồng chăm sóc cây ổi

  • Ánh sáng: Cây ổi ưa ánh sáng hoàn toàn, nhiều nắng để cây sai quả.
  • Nhiệt độ: ổi chịu được khoảng nhiệt độ lớn
  • Độ ẩm: Cây ổi ưa ẩm

Đất trồng: Ổi có thể sống ở nhiều loại đất, không kén kể cả đất xấu, tuy nhiên nếu trồng đất tơi xốp, thoát nước tốt, có trộn thêm phân hữu cơ bón lót , tro trấu, trấu hun, xơ dừa, theo tỷ lệ: 2 tro trấu : 0,5 xơ dừa + 0,5 trấu hun : 1 phân hữu cơ là tốt nhất.

  • Một số loại sâu bệnh thường gặp với cây ổi:

+ Rệp sáp, rệp dính, rầy mềm… trị bằng Applaud Mip, Trebon, Supracide …

+ Ruồi đục quả: bao quả lại bằng nilong hoặc các chất dẫn dụ sinh học Protêin thủy phân hay Viziubon- D.

+ Bệnh thán thư: trên cành có các đốm tròn đen, lõm sâu, các đốm liên kết tạo thành các vệt lớn làm lá vặn vẹo, cành chết khô, ngọn cành bị cháy.Quả bị thán thư có các đốm tròn nâu đậm và lõm vào thịt. Có thể phòng trị bằng Mancozeb 0,2%, Antracol 0,2%, Benomyl …

+ Bệnh thối quả: do nấm Phytophthora parasitica gây ra khi độ ẩm cao đặc biệt vào mùa mưa, trên quả xuất hiện các đốm nâu tròn lan rộng làm quả bị thối mềm và có mùi hôi.

Để phòng trừ bệnh thì dùng thuốc Aliette, Ridomyl, Bavistin, Anvil… cần chú ý vệ sinh vườn, thông thoáng tán, tránh ẩm thấp.

Thu hoạch quả: Mùa quả có từ tháng 10 đến tháng 4, có loại cho quả quanh năm như ổi nữ hoàng. Sau khi quả đậu 2,5-3 tháng thì thu hoạch được quả, 5-7 ngày/ lần.

 

 





Read Full Article

Mới đây huyện Đức Trọng – Lâm Đồng đã triển khai mô hình trình diễn công nghệ Internet vạn vật vào quản lý sản xuất, bước đầu đạt được nhiều kết quả. Mời bạn đọc tham khảo.




Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về trình độ cũng như diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với khoảng 50.000ha. Nhưng vẫn còn nhiều công nghệ mới ít được áp dụng như sản xuất trên giá thể, thủy canh, đặc biệt là công nghệ IOT – Internet vạn vật. Do vậy, mới đây huyện Đức Trọng đã triển khai mô hình trình diễn công nghệ Internet vạn vật vào quản lý sản xuất, bước đầu đạt được nhiều kết quả.

>>> Xem thêm: Hiệu quả cao từ ngành nông nghiệp 4.0 ở Bình Định

Mô hình tưới tiêu cho cây trồng thời kỳ 4.0

Trang trại ớt chuông của gia đình ông Nguyễn Như Thủy (thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh) được Phòng NNPTNT huyện Đức Trọng chọn để triển khai thí điểm công nghệ IOT. Ông Thủy cho biết: “Từ khi áp dụng công nghệ này vào sản xuất, công việc của tôi giảm hẳn đi, chi phí đầu tư giảm xuống đáng kể nhờ tiết kiệm nước, năng lượng, giảm nhân công, phân bón, đo chính xác độ pH của dung dịch phân bón hòa tan…”.

Cũng theo ông Thủy, nếu ông bận việc không thể ra vườn thì vẫn có thể theo dõi được tình hình cây trồng, điều khiển hệ thống châm phân, nước thông minh qua nhật ký sản xuất, mà không cần có mặt trên đồng ruộng.

Theo Phòng NNPTNT Đức Trọng, hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 8.328ha đất sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, trong đó có hơn 232ha nhà kính, 136ha nhà lưới và gần 7.960ha tưới tự động ngoài trời. Nếu giải pháp IOT được áp dụng rộng rãi thì sẽ giải phóng sức lao động của nông dân, đảm bảo việc sử dụng phân bón một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.





Read Full Article

Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ mới, người ta đã rút ngắn thời gian cần thiết để đưa một giống mới có khả năng cho năng suất cao, ổn định phẩm chất vào trồng quy mô lớn. Trong đó, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật đã được đưa vào các chương trình chọn giống, nhân giống hiện đại.




Lợi điểm của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật:

>>> Xem thêm: Mô hình tưới tiêu cho cây trồng thời kỳ 4.0

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật

  • Tạo ra các cây con đồng nhất và giống với cây mẹ, tránh trường hợp bị thoái hóa giống đối với cây trồng thuộc nhóm thụ phấn chéo.
  • So với kiểu nhân giống vô tính thông thường (chiết, giâm, ghép cành), nhân giống bằng nuôi cấy mô có ưu điểm là có thể nhân một số lượng lớn cây con từ một các thể ban đầu trong một thời gian ngắn.
  • Có thế tạo ra cây con sạch bệnh nhờ áp dụng việc chọn lọc vật liệu ban đầu một cách chặt chẽ hoặc làm cho vật liệu ban đầu trở nên sạch bệnh.
  • Không chiếm nhiều diện tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh.
  • Việc trao đổi giống được dễ dàng.

Điều kiện nuôi cấy tế bào thực vật

Yêu cầu cơ bản nhất của một phòng nuôi cấy mô là phải bảo đảm vô trùng. Khái niệm vô trùng này bao gồm vô trùng môi trường nuôi cấy, vô trùng phòng nuôi cấy và cả sự bảo đảm sao cho mẫu nuôi cây được hoàn toàn vồ trùng. Điều đó đòi hỏi hai thiết bị cần thiết:

  • Thiết bị tiệt trùng hay nồi tiệt trùng (autoclave); thiết bị này được dùng để thanh trùng môi trường và cả dụng cụ thí nghiệm. Thiết bị tiệt trùng có thể theo nguyên tắc nhiệt từ hơi nước hoặc nhiệt từ không khí khô.
  • Buồng nuối cấy hay phòng nuôi cấy: phải được tiệt trùng bằng tia tử ngoại và được vệ sinh liên tục sau mỗi lần thao tác. Có thể làm vệ sinh bằng dung dịch formol 40%.

Các yêu cầu cở bản của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật:

  • Khi thiết lập phòng nuôi cây mô thực vật phải bảo đảm được tính liên tục thuận lợi cho các thao tác, các giai đoạn trong suốt quá trình nuôi cấy mô.
  • Đảm bảo được vệ sinh (tính vô trùng) của sản phẩm cuối cùng.
  • Chuẩn bị môi trường đúng cách, chọn đúng môi trường cho từng loại thực vật và từng giai đoạn nuôi cấy.
  • Chọn và xử lý mô thích hợp trước khi nuôi cấy.

Quy trình nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô

Hiện nay, người ta xây dựng quy trinh nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô khác nhau tùy từng loại cây. Ta có thể viết qui trình chung như sau:

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật

Thực hành nuôi cấy mô

Thiết bị dụng cụ

Các thiết bị của phòng thí nghiệm vô trùng:

+ Nồi hấp vô trùng.

+ Tủ cấy vô trùng.

Các thiết bị căn bản:

+ Tủ lạnh,

+ Tủ sấy.

+ Cân phân tích.

+ Máy đo pH.

+ Máy cất nước.

+ Bếp đun môi trường.

+ Kính lúp 2 mắt.

Các thiết bị trang bị cho phòng sáng nuôi cây:

+ Kệ để bình mô có gắn đèn.

+ Máy điều hòa nhiệt độ

Dụng cụ thủy tinh và vật dụng nhỏ:

+ Ống nghiệm 150 x 24mm.

+ Bình tam giác 300ml.

+ Gòn không thấm.

+ Pippette các loại.

+ Becher 250ml, 500ml, 1000ml.

+ Ống đồng 1000ml.

+ Bếp đun mõi trường.

十 Nồi nấu môi trường bằng inox.

+ Piĩice, dao mổ và các dụng cụ khác.

 

 





Read Full Article

Thời gian qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.




Tại xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), thông qua các dự án, chương trình tập huấn, chuyển giao kỹ thuật của huyện, tỉnh, người dân tự tìm kiếm học hỏi đến nay nông dân trong xã đã biến một vùng thuần túy trồng cây lương thực trước đây trở thành vùng trồng cây lương thực, rau, màu, cây ăn quả đa canh gồm: Lúa, ngô, đậu đỗ, rau su hào, bắp cải, cà chua, nắc này, mướp, bí, dưa… Xã đã trồng được 70ha rau xanh, 70ha cây ăn quả, màu khác, trong đó có khoảng trên 30ha táo. Nhiều diện tích canh tác khi chuyển từ trồng các cây lương thực, đậu đỗ thuần túy sang trồng rau, cây ăn quả đã nâng thu nhập bình quân đạt 7-8 triệu đồng/ sào, tương đương trên 200 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với trồng lúa, ngô.

>>> Xem them: Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
 

Hiệu quả kinh tế nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
 
Đi đôi với trồng trọt, các hộ còn chú trọng phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu bò, chim bồ câu, nuôi thả cá. Hơn một năm nay, do tác động thị trường đàn lợn, gia cầm tuy có giảm nhưng xã vẫn có trên 4.000 con lợn, 40 ngàn gia cầm, 700 con trâu bò và gần 80ha nuôi thủy sản. Không chỉ chú trọng vào phát triển các loại vật nuôi truyền thống, một số hộ còn mở rộng nuôi con đặc sản như chim bồ câu, ong lấy mật, gần đây là bò sữa. Hiện nay xã có đàn bồ câu trên 2.000 con, trên 600 đàn ong, hơn chục con bò sữa mang lại lợi nhuận khá.
 
 
Huyện Yên Thủy (Hòa Bình) đã triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đầu tư về giống, phân bón và kỹ thuật cho nông dân. Huyện thực hiện các mô hình chuyển đổi với quy mô trên 100 ha, tổng kinh phí hơn 4,9 tỷ đồng. Trong đó, mô hình trồng rau an toàn tại thị trấn Hàng Trạm với quy mô 0,7 ha, sau khi thu hoạch trừ chi phí thu lãi được gần 4 triệu đồng/sào. Mô hình trồng bí xanh an toàn thực phẩm với quy mô 15 ha tại các xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi và Phú Lai cho năng suất đạt 25 tấn/ha, giá bán 6.000 đồng/kg, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 80 triệu/ha. Mô hình trồng bí đỏ an toàn quy mô 5 ha cho lợi nhuận từ 50 – 70 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. Mô hình trồng cam an toàn thực phẩm 5 ha, mô hình trồng bưởi Diễn an toàn thực phẩm 5 ha và mô hình trồng bưởi Diễn cải tạo vườn tạp 15 ha hiện cây đang sinh trưởng khá tốt, phân cành cấp 2. Ngoài ra có 3 mô hình trồng mía ứng dụng khoa học kỹ thuật và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, đó là mô hình hỗ trợ chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía nguyên liệu; mô hình trồng mía tím nuôi cấy mô để cải tạo mía tím; mô hình trồng mía nguyên liệu áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và mô hình trồng thâm canh cây khoai sọ vụ đông xuân – lúa mùa…
 
 
Đến nay, cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Yên Thủy từng bước chuyển dịch trên cả 2 mặt: Chuyển đổi thành công các loại giống mới như khoai sọ nuôi cấy mô, mía tím nuôi cấy mô, bưởi Diễn, bưởi da xanh, măng tây… và chuyển đổi loại cây trồng như tăng diện tích cây có múi, cây họ bầu, bí, dược liệu. Hiện Yên Thủy đã có 440 ha bưởi; bí xanh 490 ha. Nhiều mô hình được nhân ra diện rộng đã tạo sự đột phá trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác.
 
 
Huyện Phúc Thọ (thành phố Hà Nội) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những mô hình, vùng sản xuất riêng biệt theo điều kiện từng địa phương. Đồng thời chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trên cơ sở đầu tư về giống cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, sản xuất sạch.
 
 
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện trước đây chỉ đạt từ 60 – 80 triệu đồng/ha/năm, thì sau chuyển đổi giá trị các mô hình đã tăng lên từ 2 – 20 lần. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt liên tục tăng qua các năm, sau chuyển đổi, giá trị sản xuất trung bình đạt từ 200 – 500 triệu đồng/ha/năm.
 
 
Đối với vùng trồng rau, sản xuất đang đi theo hướng sản xuất an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đạt giá trị từ 600 – 800 triệu đồng/ha/năm. Vùng chuyên canh cây ăn quả của huyện với diện tích 769,8ha, hiện có nhiều loại quả được thị trường ưa chuộng như bưởi, cam, chuối, táo… giá trị kinh tế đạt trên 500 triệu/ha/năm.
 
 
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là hướng đi đúng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Đây là tiền đề để các địa phương tiếp tục thực hiện tốt việc phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hoá, xây dựng mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết; hình thành chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản, giúp nông dân cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.





Read Full Article

Loại cây vốn chủ yếu biết đến với nghề trồng dâu nuôi tằm lại được khai thác theo hướng đi khác, đó là thu hoạch… quả.




Những năm gần đây, áp dụng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới được người dân xã Phong Hiền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đưa vào canh tác. Trong đó, hiệu quả phải kể đến cây dâu tằm. 

Giám đốc HTX Sản xuất Nông nghiệp Hiền Lương (Phong Hiền) ông Hoàng Văn Hiền, cho biết, cây dâu được mang từ Đà Lạt về trồng ở địa phương vào năm 2014. Một thời gian sau, thấy hiệu quả kinh tế, bà con mạnh dạn nhân giống, mở rộng diện tích trồng trên địa bàn.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tằm không cần nong

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm lấy quả

“Mỗi năm dâu tằm cho hai vụ quả, chính vụ từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch, trái vụ từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Chính vụ lúc thời tiết nắng ráo, quả dâu chất lượng tốt, lại đúng dịp hè nên giá bán khá cao, trung bình đạt 45 nghìn đồng/kg. Lúc trái vụ dâu có giá 30 nghìn đồng/kg. Hàng năm mỗi sào dâu cho thu nhập từ 12 – 15 triệu đồng”, ông Hiền cho biết thêm.

Cây dâu tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Quả dâu tằm có hình thức đẹp, to, bóng, mọng nước, vị ngọt thanh. Ông Trần Sỹ Ngọc, trưởng thôn Hiền Lương, xã Phong Hiền là hộ trồng dâu có tiếng tại địa phương chia sẻ: “Cây dâu sống lâu năm, chống chịu khá tốt với nắng hạn, lũ lụt. Hơn nữa, giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Vui nhất là thương lái đến thu mua tận vườn, đầu ra tốt. Vì vậy tôi đang chuẩn bị tăng diện tích thêm 2,5 sào”.

Dâu được trồng chủ yếu bằng cách giâm hom, vì vậy chi phí giống thấp, tỷ lệ sống cao. Để tiện lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch quả, các hộ trồng dâu tại Phong Hiền đã sáng tạo phương pháp trồng dâu tằm lùn.

“Sau một năm trồng là dâu đã cho quả. Cây phát triển khá nhanh vì thế bà con thường chặt tỉa những nhánh cao. Cây đẻ nhánh càng nhiều thì càng sai quả”, ông Ngọc nói. Chiều cao tối đa của cây được tiết chế, duy trì dưới 2,5m. Độ rộng tán phù hợp với khoảng cách cây từ 2,5 – 3m. Nhờ vậy ánh sáng được đảm bảo cho cây phát triển, việc thu hái dâu chín cũng dễ dàng hơn.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Hiền Lương tăng thêm 5 ha dâu, nâng tổng diện tích loại cây này của thôn lên 10 ha. Phấn khởi trước giá trị của loại cây trồng mới, song ông Hiền vẫn có những băn khoăn: “HTX đang mong muốn tập trung trồng dâu tại đồng Tự để dễ quản lý, chăm sóc. Tuy nhiên chúng tôi lo ngại tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô nên rất e dè. Dâu tằm là loại cây cho giá trị kinh tế ổn định, đây thật sự là giống cây mới, cơ hội cho bà con nông dân nâng cao thu nhập”.

Bước đầu, cây dâu tằm tại vùng đất Hiền Lương đã cho thấy giá trị kinh tế. Mong mỏi của người dân là nhanh chóng được tập huấn, phổ biến phương pháp trồng, chăm sóc để ngày càng nâng cao chất lượng, sản lượng dâu quả. Về lâu dài cần có quy hoạch chi tiết khu vực trồng dâu, sau nữa là phương pháp chế biến, xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Phong Điền, đề xuất cơ chế hỗ trợ để mở rộng vùng trồng cây dâu tằm tại Phong Hiền, tổ chức tập huấn, tham quan các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho bà con địa phương.





Read Full Article

Đất và nước dùng để trồng rau được kiểm định an toàn. Trong quá trình SX, rau được bón phân hữu cơ, thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh là rượu pha với ớt, tỏi, sả và được ghi nhật ký nghiêm cẩn.




Ðó là phương thức SX rau hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản mà nông dân xã Nhơn Hậu (TX An Nhơn, Bình Định) đang áp dụng. Rau được SX tại đây không chỉ đảm bảo yêu cầu chất lượng của Việt Nam, mà còn của nhiều hệ thống chứng nhận quốc tế, có thể đáp ứng yêu cầu của những thị trường khó tính nhất.  

>>> Xem thêm: Mô hình trồng rau hữu cơ ‘6 không’

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ Nhật an toàn

Học trồng rau công nghệ Nhật

Năm 2016, Cty CP Kei’s Nhật Bản (viết tắt là Cty Kei’s) thuê đất dự phòng của UBND xã Nhơn Hậu triển khai trồng rau hữu cơ. Nhiều nhà lưới mọc lên, nhiều giống rau như: Xà lách, đậu bắp, dưa leo, các loại rau cải… được đưa từ Nhật sang và được canh tác theo kiểu Nhật trên diện tích 7.500m2.

Nông dân có thâm niên trong nghề trồng rau ở địa phương được Cty Kei’s tuyển chọn, đào tạo kỹ thuật canh tác rau hữu cơ theo quy trình của Nhật. Nông dân được các kỹ sư nông nghiệp, chuyên gia của Nhật Bản trực tiếp đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, từ việc làm đất, xử lý đất, ủ phân vi sinh, xuống giống cho tới chăm sóc, xử lý sâu bệnh, thu hoạch.

Nông dân Dương Quang Sỹ (SN 1982), người trực tiếp chăm sóc 3.500m2 rau hữu cơ ở thôn Thiết Trụ (xã Nhơn Hậu), chia sẻ: “Rau trồng lên được bón phân hữu cơ; chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại chủ yếu là rượu pha với ớt, tỏi, sả. Trong quá trình SX, cán bộ kỹ thuật của Cty kiểm tra rất nghiêm ngặt tất cả các khâu, từ ghi nhật ký phương pháp canh tác cụ thể dưới sự giám sát của nhân viên quản lý.

Với phương thức canh tác mới, sức khỏe của người trực tiếp SX lẫn người tiêu dùng được đảm bảo, môi trường sinh thái trong vùng trồng rau cũng không bị ô nhiễm. Tiếp cận với cách thức canh tác của người Nhật thấy rất thú vị, nó khiến mình ham học”.

Bà Nguyễn Thị Thơm tham gia SX rau hữu cơ kiểu Nhật, bộc bạch. “Lâu nay đã chúng tôi quen trồng rau theo kiểu truyền thống là xới đất, vun luống; khi xuống giống thì phun thuốc BVTV hóa học trừ cỏ, rồi bón phân hóa học. Với kiểu làm này ban đầu thấy rau xanh tốt, nhưng càng về sau đất càng bạc màu, bón phân vô cơ “bồi bổ” cho đất thì thấy đất nén lại, không tơi xốp. Còn bây giờ làm rau chỉ cần xới nhẹ là đất tơi ra, nhiều vi sinh vật có lợi phát triển, càng canh tác đất càng màu mỡ”.

Theo ông Đoàn Tuấn Sỹ, Phó trưởng Phòng Kinh tế TX An Nhơn, đất và nước trong khu vực SX rau hữu cơ của Cty Kei’s được kiểm định đảm bảo điều kiện SX theo quy chuẩn của Nhật; rau giống được ươm trồng trong khay nhựa, sau đó mới đưa ra trồng.

“Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang là chủ trương của tỉnh và của địa phương. Quy trình và cách tổ chức SX rau theo kiểu Nhật mang tính bền vững, là cơ hội để nông dân học tập, từng bước thay đổi tư duy SX, nâng cao thu nhập”, ông Sỹ nói.  

Sạch từ ruộng đến bàn ăn

Mới đây, sản phẩm rau hữu cơ của Cty Kei’s đã được đưa vào bán tại cửa hàng đặc do Cty này mở tại TP Quy Nhơn (Bình Định).

Ông Nguyễn Văn Tá, nhân viên quản lý tại Cty Kei’s, cho biết: “Hiện Cty chính thức mở cửa hàng tại 153 đường Chương Dương, TP Quy Nhơn để giới thiệu 54 sản phẩm như: Rau bẹ nhúng, cải thìa, cải bẹ trắng, chùm ngây, rau thơm, đậu cove, dưa leo, dưa lưới, cà chua, bắp, đậu bắp, cà tím, đu đủ…, tất cả đều là giống của Nhật với giá bán từ 20.000 đồng – 40.000 đồng/kg”.

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ Nhật an toàn

Hiện mỗi ngày vườn rau hữu cơ của Cty Kei’s SX tại xã Nhơn Hậu có thể cung cấp được hơn 100kg rau, củ, quả cho thị trường. Nông dân của Cty trực tiếp hái rau từ 3 giờ sáng, đến 5 giờ 30 là sản phẩm được chở về đến cửa hàng tại TP Quy Nhơn để kịp bày bán vào lúc 7 giờ.

Từ khi có mặt trên thị trường, rau hữu cơ Kei’s đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Phương thức bán rau của Cty Kei’s cũng rất… 4.0. Người tiêu dùng chỉ cần vào facebook “Rau hữu cơ Quy Nhơn”, chọn mua sản phẩm, số lượng, cửa hàng Kei’s sẽ tiếp nhận thông tin và thông báo thời điểm giao hàng cho người đặt mua.





Read Full Article